Hằng ngày hằng giờ, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều nổi lo toan trong cuộc sống: công việc, gia đình, những mối quan hệ... nên thật khó để tránh khỏi sự mệt mỏi và chán nản đang hiện hữu xung quanh.
Tổ Yến có tính bình, có các nguyên tố giúp kích thích tiêu hóa nên dùng cũng có thể hỗ trợ cho việc tiêu hóa và đi tiêu. Tuy nhiên vẫn cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh (từ 400 - 500g/ một ngày), quả chín (từ 100- 300g/ một ngày) để tăng lượng chất xơ cho cơ thể. Nên chọn các loại rau quả nhuận tràng như củ khoai lang, rau khoai lang, quả thanh long, đu đủ..
Đối với người đang bị ốm, có thể dùng thêm Yến sào để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không nên dùng Yến sào ngay sau khi uống thuốc. Chỉ nên dùng sau khi đã uống thuốc khoảng 2 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc cũng như đảm bảo Yến sào có thể phát huy công dụng tốt nhất.
Bệnh cao huyết áp có nhiều nguyên nhân, nếu muốn dùng Yến sào để bổ sung sức khỏe thì nên dùng thử và theo dõi huyết áp xem có bị tác động hay không. Nếu không có thay đổi nhiều về huyết áp thì vẫn có thể dùng được. Nên dùng thăm dò với liều lượng ít, nếu theo dõi huyết áp không bị ảnh hưởng thì có thể dùng thường xuyên.
Trong Yến sào có chất Leucine 4.56%, chất này có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn có Isoleucine 2,04%, loại axit amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu. Do đó bệnh nhân bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng Yến sào mà không có tác hại nào đến sức khỏe.