- Chuyên mục: Tư vấn nuôi yến
- Viết bởi Anpha
Song song với kinh doanh bất động sản, Tuấn Anpha bắt đầu mày mò nghiên cứu, lăn lộn từ trong nước đến ngoài nước để tìm hiểu đặc tính thói quen, công dụng và cả những việc li ti nhỏ nhặt nhất về loài yến với một ý chí sắt đá "có niềm tin là có tất cả" vừa làm vừa học. Sai thì sửa. Cuối cùng hình thành và xây dựng chuỗi nhà nuôi chim yến cũng diễn ra tốt đẹp. Tiếp đó, ông bắt đầu chuyển giao công nghệ nuôi yến cho người dân và xây dựng thưong hiệu Yến sào Sài Gòn Anpha.
Nhưng nào chỉ có thế. Bộ não đặc biệt này còn nhăm nhe "lấn sân" xây dựng nghành chuyên thông. Lý do cũng rất ư là thực tế: muốn xây dựng thương hiệu mạnh phải hiểu, phải thực hiện được truyền tải thông tin cho người khác. Nhưng Anh Tuấn Anpha chỉ tổ chức các sự kiện gần gũi với nghành nghề kinh doanh của mình để thực hiện chủ trương của nhà nước, phục vụ việc xây dựng và phát triển thương hiệu Yến sào Sài Gòn Anpha. Một vài ví dụ: tháng hành động an toàn vệ sinh thực phẩm, cúp vàng cho những sản phẩm dịch vụ xuất sắc, cúp Rồng vàng Việt Nam... Chiến lược tầm xa quả nhiên có tác dụng khi rất nhanh chóng sau đó, hàng loạt Cửa hàng của Yến sào Anpha được mở ra liên tiếp tại TPHCM. Kế hoạch từ năm 2013 – 2014 sẽ mở rộng về các tỉnh thành phía Nam, sau đó đến miền Trung và miền Bắc. Nhiều doanh nghiệp tại Mỹ, Hàn Quốc cũng đã tiếp cận và mong muốn trở thành đại lý của Yến sào Sài Gòn Anpha. Chậm và chắc đi từng bước một, cái đầu Tuấn Anpha bắt đầu xoay chuyển và định hướng tư tưởng xuất khẩu. Muốn vậy, mọi thứ phải được chuẩn bị thật chu đáo. Từ chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn ISO và HACCP trong và ngoài nước nghiêm ngặt, hệ thống phân phối rộng khắp và nguồn nguyên liệu cung cấp cũng không được... khô cạn. Một ý nghỉ táo bạo loé lên. Tuấn Anpha lại bắt đầu lao vào nghiên cứu, chế tạo ra loại máy tạo ẩm và đảm bảo nhiệt độ cung cấp oxy, xử lý môi trường cho nhà yến, bởi yến rất sạch sẽ và nhạy cảm với thới tiết xung quanh. Chiếc máy đặc biệt đầu tiên trên thế giới với tên gọi: hệ thống giám sát và điều hành nhà nuôi chim yến, ra đời.
Nghĩ ra mô hình, quy trình vận hành, tự thiết kế vi mạch và sau đó tuyển dụng đội ngủ kỷ thuật để chi tiết hoá và sản xuất. Và, cũng giống như ngày trước mài mò học các vi mạch điện tử, Tuấn Anpha cũng bắt đầu nghiên cứu CNTT, viết ra phần mềm PLC(Vận hành máy từ xa bằng công nghệ hiện đại) nhằm hiện đại hoá tối ưu tác dụng của chiếc máy đặc biệt và đảm bảo máy vận hành xuyên suốt dẩu cho nhà nhà yến nằm bất kỳ nơi đâu. Chỉ cần ngồi tại "Tổng hành dinh" với máy vi tính được nối mạng, mọi vấn đề của hệ thống nhà yến khắp cả nước (và cả nước ngoài nếu có) đều được giám sát chặt chẽ. Nếu có trục trặc, phần mềm sẽ báo để bộ phận bảo trì sửa chửa kịp thời. Nếu máy cần vệ sinh theo chu kỳ, chỉ cần một cú clich chuột, sẽ xử lý hết mọi vấn đề để chiếc máy trở lại hoạt động bình thường. Một thành công nửa nằm ngoài sự suy đoán và gây ngạc nhiên cho rất nhiều người. Đem thắc mắc hỏi chính Tuấn Anpha, nhân vật chỉ cười nhẹ theo kiểu rất... miền Tây Nam Bộ "Có gì đâu, bình thường mà!". Vậy thì phải tự mình ngẩm nghỉ. Suy ra cho cùng, mọi thành công hay thất bại, nếu có của một con người không bao giờ tránh được ba cụm từ: Nghị lực, Ý chí và... may mắn