- Viết bởi Anpha
- Chuyên mục: Tư vấn nuôi yến
Quan sát điều kiện làm tổ trong hang và cả trong nhà nuôi chim Yến ở Việt Nam cho thấy, yêu cầu về cường độ chiếu sáng không thật chặt chẽ như ta tưởng, có những hang ít sáng, hang tò vò và những vùng trong nhà Yến rất sáng chim vẫn làm tổ. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng phải nhỏ hơn 2 lux là tốt nhất. Tất nghiên, cường độ ánh sáng phải nhỏ hơn 2 lux là tốt nhất. Sở dĩ chim làm tổ ở những nơi cao và tối như vậy vì ở đấy nhiệt độ thấp hơn và với ánh sáng này giúp chúng, nhất là chim non tránh được địch hại
Tóm lại, chim rất thích trú trong các hang động có diện tích rộng, độ ẩm cao, với các vùng hang hẹp 2 - 3m nhưng có chiều cao trên 5m thì sản lượng cũng khá tốt. Điều kiện ẩm độ nhiệt độ thích hợp là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sinh sản của chim
Chim Yến hàng làm tổ trong thời gian lúc trở về nhà đến nữa đêm. Nó không làm một mình mà cả con đực và con cái cùng làm. Công việc xây dựng tổ tiến hành mỗi ngày, kéo dài trong khoảng 40 - 80 ngày. Nếu thức ăn (côn trùng nhiều hoặc vào mùa đẻ thì thời gian này chỉ 40 ngày, thậm chí chỉ 30 ngày, còn nếu chưa vào mùa đẻ trứng và bị ảnh hưởng của nhiều tác nhân thì thời gian làm tổ có thể kéo dài gấp đôi.
- Viết bởi Anpha
- Chuyên mục: Tư vấn nuôi yến
Có 3 loại lỗ ra vào và các biến thể:
+ Lỗ ra vào
+ Lỗ thu hút
+ Lỗ thông phòng
- Lỗ ra vào: lỗ ra vào của chim trên thực tế có dạng vuông, nhưng tốt nhất là dạng hình chữ nhật nằm ngang vì nó phù hợp với độ xải cánh của chim Yến khi bay vào. Độ xải cánh của chim Yến tù 15 - 25cm. Độ dày của thân chim khoảng 3cm
Chim chỉ ra vào cách mép lỗ trên, dưới xà mặt ngang khoảng 10cm. Đối với chim mới trưởng thành cách này xa hơn do chưa quen. Như vậy, với chiều cao lỗ ra vào là 20cm thì chim ra vào 1 con/lần, tương tự vậy, 30cm là 3 con/lần, 40cm là 5 con/lần. Với chiều ngang: 20 - 30cm thì 1 con/lần, 45 - 50cm thì 3 con/lần, 55 - 60cm thì 4 con/lần
- Lỗ thu hút: đây là loại lỗ đặc thù không phải để thu hút Yến vào nhà nhiều hơn mà là tạo điều kiện thuận lợi để chim bay ra bay vào. Đường bay này là đường thẳng, vì vậy lỗ phải ở vị trí thích hợp, nếu bị lệch là sự cản trở việc bay đi bay lại của Yến
- Lỗ thông phòng: nhằm giúp Yến bay lên bay xuống qua các tầng.
- Viết bởi Anpha
- Chuyên mục: Tư vấn nuôi yến
Chim Yến ăn côn trùng có kích thước nhỏ cỡ 0.01 - 0.72gam, bay trong không khí như kiến cánh, ong bắp cày, ong nhỏ, phù du, ruồi muỗi, nhện, mối, các con bọ nhỏ...
Thức ăn ưa thích là ong kiến chiếm 50 - 70%, tiếp đến là mối, ruồi, muỗi, bọ rầy, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ, bướm đen, cánh tơ, cào cào... Chim bắt thức ăn trong khi bay, ở độ cao dưới 30m, theo sự phân bố của côn trùng trong không trung.
Thức ăn cho chim con: thức ăn của chim con đều do bố mẹ bắt về và mớm cho chúng. Thành phần thức ăn khá đa dạng, chủ yếu là côn trùng có vỏ kitin mỏng.
Trong nuôi nhân tạo người ta cho chim yến con ăn trứng, nhộng con, ấu trùng, ong kiến non. Trong thời gian đầu cục mồi khoảng 0.6 - 1kg. Thời gian chim non kéo dài 5 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi, quan sát thấy trong thời gian sau cục mồi lớn là 1.5 - 1.7gam, khoảng cách thời gian mớm mồi gần nhất là 30 phút. Chim trưởng thành chỉ ăn 2 lần/ngày, một lần ban ngày và một lần vào ban đêm lúc khoảng 8 giờ tối (Malaysia)
Là đối tượng ăn côn trùng trên không, chim yến đã góp phần quan trọng trong khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu
- Viết bởi Anpha
- Chuyên mục: Tư vấn nuôi yến
Chim con rất hay bị bệnh, đặc biệt ở 10 - 20 ngày tuổi. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này rất cao. Vì vậy, cần có biện pháp tăng sức đề kháng của chim và thực hiện chế độ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình nuôi.
Nhìn chung với một số loài chim khác, chim non có thể nhiễm bệnh E.coli và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. E.coli dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở rốn gây viêm túi lòng đỏ. Chết trong vòng 1 tuần tuổi hoặc 2 đến 4 tuần tuổi , trong trường hợp này người ta phòng bệnh là chủ yếu, như vệ sinh máy ấp nở, nhà xưởng, cho uống kháng sinh +B1 ở 1 - 3 ngày tuổi, bôi cồn iod vào rốn...
Những con chim có hiện tượng bị bệnh cần phải cách ly ngay lập tức, có chế độ săn sóc riêng và giữ ấm cho chim. Hiện tượng chim con sình bụng trong quá trình nuôi, và nâng cao tỷ lệ sống của chim con là một nội dung cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu.
Cho đến nay nhiều phát biểu chính thức là loài chim yến này không bị H5N1. Tại một số nước người ta thường xuyên lấy chất thải của chim để kiểm tra H5N1 nhưng đến nay chưa phát hiện thấy có hiện tượng nhiễm bệnh này trên đối tượng chim Yến. Họ cho rằng chim yến thường xuyên bay và ăn côn trùng trên trong trung nên khả năng bị bệnh hiếm hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhắc nhỏ là chưa khẳng định hoàn toàn chắc chắn chim có bệnh hay không trong trường hợp nhà Yến nằm ngay troung tâm phát bệnh H5N1
Cách xử lý quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khử trùng, giữ gìn vệ sinh khâu kỹ thuật. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất... để tăng cường sức đề kháng của chim con.
- Viết bởi Anpha
- Chuyên mục: Tư vấn nuôi yến
Ngoài hệ thống loa, kỹ thuật xây dựng thì hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà Yến cũng là yếu tố quan trọng không kém trong việc thành công của nhà Yến
Đối với động vật, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, mỗi loài đều có mùi đặc trưng riêng, giúp chúng ta dễ dàng nhận ra loài của mình. Chim Yến cũng vậy, chúng cảm nhận mùi bầy đàn của mình chủ yếu qua mùi phân quen thuộc mà chúng thải ra
Sở dĩ như vậy là do phân của chim Yến thải ra còn chứa khá nhiều xác côn trùng và một số chất dinh dưỡng do hệ thống tiêu hóa của chim chưa xử lý và hấp thụ hết. Ở môi trường tự nhiên dưới tác động của các loài vi sinh vật tiếp tục phân hủy xác côn trùng còn xót lại trong phân chim Yến thành hỗn hợp mùi đặc trưng tự nhiên của một số khí trộn lẫn. Khi gặp mùi này , chim sẽ nhận biết được đó là bầy đàn của mình
Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà Yến là yếu tố cực kỳ quan trong khiến chim Yến nghĩ rằng căn nhà Yến này có nhiều đồng loại của mình sống, từ đó sẽ kéo nhà về ở lại và xây tổ ngày một đông hơn