- Chuyên mục: Yến sào cảm xúc của sự đồng hành
- Viết bởi Anpha
Tháng 7 về, nghe cái lạnh se se - lo ló ngoài cửa sổ. Mưa dầm. Tí tách. Rả rích gợi nhớ những ngày tháng 7 ở quê nhà, đêm nằm nghe tiếng nước mưa rớt xuống tàu lá chuối lộp độp. Hồi bé, mình nằm ở giữa, bên phải là ngoại, bên trái là má, thế mà vẫn sợ cái thứ âm thanh đều đều ấy, chui đầu vô mền rồi sờ tí bà ngoại... may ra mới hết sợ!
Thương cái tháng mưa bắt đầu, trời cũng đỗ những cơn lánh nhẹ và những tin bão xa, bão gần. Hồi đó,nhà mình (và nhà của nhiều người quê mình) đều là phên tre, vách nứa, nghe gió bão luồn qua khe cửa, chạy xồng xộc vào chân phên mà ngỡ như mình sẽ bay theo gió, cứ lo sợ những điều lạ lùng, kiểu của con nít, đứa nào cũng sợ như nhau...sợ ma!
Tháng 7 gõ cửa, và mình nhớ đôi chân của ngoại bị nước ăn tơi tả, máu ứa ra từ những kẻ chân. Ngoại dầm mưa, dầm nắng, đôi chân thô, da nhăn mà nước còn ăn nên mình cứ nhìn mà ghê, mà thương, nên cứ lấy tay xoa xoa đôi chân ấy rồi hỏi vô tư rằng: "Ngoại có đau không ngoại?". Câu trả lời bao giờ cũng là: "Mồ cha bây, nước ăn tới xương vậy không đau được à?". Và một cái ký của ngoại vào đầu đầy yêu thương, hai bà cháu cười vang...
Rồi thì mình nhớ, cái ước vọng của ngoại mùa mưa không phải đội gió mưa mãi là ước mơ của một thời nghèo khó, để mình nuôi một ước mơ khác: mai mốt con lớn, con sẽ mua cho ngoại cái mền thật ấm, con mua cho ngoại đôi ủng (giày đi mưa) nữa nghen ngoại. Nhớ cả những ngày tháng 7 trời bão-lạnh quắn, cả nhà ba người ngồi vòng xoay bên nồi lửa mà xuýt xoa, than rét.
Giờ đây,khi con đang ở vùng đất Sài thành và đang nhận công việc tại nhà hàng yến sào Anhpha...mỗi ngày với những công việc pha chế các món ăn,thức uống từ tổ yến..và cảm nhận sâu sắc hơn giá trị dinh dưỡng của tổ yến:con mong sẽ tích lũy tiền lương để mua sản phẩm yến sào uy tín của công ty Anpha cho ngoại má dùng và mua một chén cháo tổ yến cúng ngoại
Tháng 7 của những ngày xa ngoại, của ngày ngoại về với đất đã là ký ức của 10 năm có lẻ, để mỗi lần chạm vào, lại thấy mình chưa làm được gì cho ngoại. Hồi đó, ước mơ mua cho ngoại thứ này, thứ kia, đến khi chạm tay vào ước mơ thì ngoại đã không còn. Ngoại thương mình bởi vì mình thiếu một cái gốc lớn lao - tình thương của ba, như thể để bù đắp, như thể để xoa dịu cái tủi thân của đứa cháu lớn lên trong thiếu thốn, nghèo nàn. Ký ức về ngoại, về những ngày tháng 7 mưa như trút nước ở quê nhà miền Trung không thể xóa nhòa theo năm tháng, nhất là khi mình còn đối diện với những ngày mưa ở Sài thành, cũng vào độ tháng 7 thế này.
Ai đó bảo, ký ức nuôi dưỡng tâm hồn. Vâng, ký ức của mình là màu vàng chóe của tóc sau những ngày hè chạy điên cuồng trên những cánh đồng, của những ngày co ro, ám ảnh bởi hình bóng ngoại già, tóc bạc phơ, lưng khòm, nhai trầu, hút thuốc lá vấn thành điếu to đùng... Ký ức ấy chắc cũng na ná như những đứa trẻ ở quê đã từng lớn lên bên bà ngoại, bà nội của mình để nhớ và thương. Đã thương thì sẽ sống bằng tình thương ấy một cách trọn vẹn, như cái cách mà người đã khuất dặn dò. Mình nhớ là ngoại cứ dặn mình mãi một điều, sau này học hành thành tài rồi lo cho má bây, chứ ngoại thì chắc không sống nổi đến ngày nhìn thấy bây công thành danh toại...
Bây giờ, tháng 7 lại nhớ má, nhắc má ra sau gò, thắp giùm cho con một cây hương lên mộ ngoại, nhắn với ngoại là hãy yên lòng nghen, thằng "cu" cháu ngoại vẫn nhớ như in những tháng ngày cơ cực bên ngoại, nhớ như in lời ngoại dặn dò, mong ước